Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc (Kiên Giang)

Posted by

Ở Kiên Giang có tới 9 ngôi đình (hoặc đền) thờ danh tướng Nguyễn Trung Trực. Trong đó có 2 nơi nổi tiếng là đền (đình) Nguyễn Trung Trực tại TP Rạch Giá và tại đảo Phú Quốc.

Toàn cảnh đình thần Nguyễn Trung Trực chụp từ trên cao
Toàn cảnh đình thần Nguyễn Trung Trực ở TP Rạch Giá chụp từ trên cao

Danh nhân Nguyễn Trung Trực là ai?

Anh hùng Nguyễn Trung Trực quê ở Bình Ðịnh (có người lại nói là ở Long An), tham gia chống thực dân Pháp, đã lập 2 chiến công lừng lẫy: đốt cháy tàu L’ Espérance (tàu “Hi vọng” của Pháp trên sông Nhật Tảo và trận đánh tiêu diệt đồn Rạch Giá, Kiên Giang.

Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu của Pháp trên sông Nhật Tảo
Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu của Pháp trên sông Nhật Tảo

Tháng 9-1868, ông bị thực dân Pháp bắt ở Phú Quốc rồi đưa về Sài Gòn. Chúng dụ dỗ ông đầu hàng nhưng vô hiệu. Ngày 27-10-1868, chúng đưa ông về Rạch Giá và xử tử ông tại đây. Trước khi chết, Nguyễn Trung Trực đã dõng dạc nói với quân Pháp: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

  • Nguyễn Trung Trực sinh năm 1837, hồi nhỏ được đặt tên là Chơn, năm 22 tuổi ông đổi tên thành Lịch. Sau này do lập được nhiều chiến công, nên ông được triều đình Huế phong chức quản cơ. Vì vậy, ông còn được nhân dân gọi tên là “Quản Chơn” hoặc “Quản Lịch”. Sau khi đốt tàu Pháp, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực, tên này theo ông đến ngày ông bị giặc Pháp hành hình.
  • Sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ, thuộc phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là Tân An, tỉnh Long An). Từ thuở nhỏ Nguyễn Trung Trực  đã là người mạnh mẽ, khẳng khái và kiên trung. Năm 1861, khi mới 24 tuổi, hưởng ứng phong trào “Cần Vương chống Pháp”, Nguyễn Trung Trực đã chiêu mộ và lãnh đạo nhân dân đánh phá các đồn trú của Pháp tại phủ Tân An. Do lập được nhiều chiến công, nên ông được triều đình Huế phong chức quản cơ.
  • Từ năm 1861-1868, ông lãnh đạo nhiều nghĩa sĩ yêu nước cùng nhân dân chiến đấu với giặc Pháp trên các địa bàn từ Gia Định, Biên Hòa đến Hà Tiên, Kiên Giang, Rạch Giá. Năm 1868, giặc Pháp tiến hành một cuộc phản công lớn, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân phải rút ra đảo Phú Quốc. Tại đây, để bảo toàn lực lượng và mạng sống của người dân trên đảo, tháng 10-1868, Nguyễn Trung Trực đã phải ra đầu hàng khi Pháp huy động lực lượng hùng hậu để bao vây.
  • Giặc Pháp ra sức chiêu dụ ông về hàng ngũ của chúng. Đáp lại, ông chỉ đưa ra tuyên bố: “Khi nào người Pháp diệt được hết cỏ ở nước Nam, thì mới hết người Việt nam yêu nước”. Ngày 27-10-1868, ông bị giặc Pháp đem ra chợ Rạch Giá hành hình.

Sau đó, người dân địa phương đã chôn xác ông tại Rạch Giá, đồng thời đưa bài vị của ông về thờ tại ngôi đền nguyên trước đó là nơi thờ vị Nam Hải đại tướng quân, tức cá ông chuyên cứu ghe thuyền gặp nạn ngoài khơi.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại TP Rạch Giá

Ngôi đình này nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá. Trước đình là dòng sông rợp bóng bồ đề. Mặt đình nhìn thẳng ra biển và chỉ cách biển 200m (bản đồ hướng dẫn địa chỉ + cách đi ở đây). Đây cũng là ngôi đình lớn nhất trong 9 ngôi đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang.

Địa chỉ: 07 Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá – Kiên Giang

Đây là hình ảnh đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá:

Đình thần Nguyễn Trung Trực
Đình thần Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá – Kiên Giang)

Hàng năm, cứ vào trung tuần tháng 8 Âm lịch, người dân từ các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Long An… lại đổ về Rạch Giá để dự lễ giỗ Nguyễn Trung Trực.

Người ta tôn kính gọi là “ông Nguyễn” và đi lễ là “đi cúng đình”. Ngày cúng đình chính thức là 26, 27, 28 và 29 tháng 8 Âm lịch. 

Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc – Kiên Giang

Như ở trên đã nói rõ, trong quá trình kháng chiến, ông đã cùng nghĩa quân rút ra đảo Phú Quốc để hoạt động. Nhưng để bảo toàn tính mạng của nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông đành ra đầu hàng thực dân Pháp. Vì thế, để tỏ lòng biết ơn Nguyễn Trung Trực, nhân dân trên đảo đã lập đền thờ để thờ cúng ông tại xã Gành Dầu (Phú Quốc).

Tại Phú Quốc, đền thờ Nguyễn Trung Trực được xây theo kiểu chữ tam, gồm chính điện, đông lang và tây lang. Chính điện thờ bài vị của ông, cùng các vị thần linh và những người có công khác như: Chánh soái đại càn, Phó lãnh binh Lâm Quang Ky, Phó cơ Nguyễn Hiền Điều, nghĩa quân liệt sĩ…

Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc (Kiên Giang)
Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc (Kiên Giang)

Hàng năm, hàng tháng, người dân Phú Quốc thường đến đền thờ Nguyễn Trung Trực để cầu xin bình an, may mắn. Mỗi năm đến ngày giỗ của ông (tháng 8 Âm lịch), người dân thường làm lễ giỗ tưởng nhớ ông và những nghĩa quân liệt sĩ kiên trung.

Địa chỉ đền thờ Nguyễn Trung Trực ở đâu, đi bằng cách nào?

Tại đảo Phú Quốc, đền thờ Nguyễn Trung Trực nằm ở mũi Gành Dầu, xã Gành Dầu. Đền thờ rất gần Bãi Dài. Từ Bãi Dài đi lên đây chỉ tầm 1 cây số ạ. Khoảng cách từ thị trấn Dương Đông đến đây là khoảng 20km. Mọi người có thể đi xe máy hoặc taxi theo con đường chạy dọc bờ biển phía Tây thị trấn hoặc đi bằng tàu, cano theo đường biển để đến đây cũng được.

Mọi người có thể kết hợp đi lễ đền ông Nguyễn cùng với đi ăn hải sản ở mũi Gành Dầu, đi thăm công viên Safari của Vingroup:

Ghé thăm đền thờ giản dị của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Gành Dầu Phú Quốc, tìm hiểu thêm về thân thế sự nghiệp của ông, chắc chắc mọi người càng thêm cảm mến ông cùng nghĩa quân liệt sĩ áo vải quả cảm đã gian khổ, hi sinh để bảo vệ quê hương.

Trên đảo Phú Quốc còn có một địa điểm du lịch tâm linh nữa là chùa Hộ Quốc nhá mọi người. Nếu đình (đền) thờ danh nhân Nguyễn Trung Trực nằm ở tít mũi Gành Dầu (bắc đảo Phú Quốc) thì chùa Hộ Quốc lại nằm tít dưới khu giữa làng chài Hàm Ninh và Bãi Sao – An Thới, mời cả nhà xem hướng dẫn cách đi tại đây: Địa chỉ chùa Hộ Quốc Phú Quốc Kiên Giang ở đâu 

Từ khóa: địa chỉ, cách đi đền thờ nguyễn trung trực, lịch lễ giỗ, lễ hội, cúng đình ông nguyễn ngày nào

Để lại 1 comment nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *