Review đi ăn chơi Bangkok (Thái Lan) của 2 “hotgirl” chẳng biết gì tiếng Anh

Posted by

Ở thủ đô Bangkok – Thái Lan có cả thiên đường ăn uống + mua sắm. Tới mức theo như review của nhiều bạn trẻ là “cái gì cũng muốn nếm thử một tí”. Còn mua sắm thì chỉ sợ bạn không có tiền.

Hinh anh cho Pratunam (Bangkok)
Hình ảnh tại 1 khu chợ ở Pratunam (Bangkok). Photo: baynhe.vn

Nếu bạn chưa đi nước ngoài bao giờ thì nên bắt đầu thử trải nghiệm với Thái Lan. Và đi Thái Lan thì có rất nhiều cách đi, lịch trình, địa điểm cần tới nhưng nếu bạn là “tín đồ” nghiện mua sắm, ăn vặt… thì chỉ cần loanh quanh ở thủ đô Bangkok cũng đủ nhòe!

Nếu bạn “ngâm cứu” bài review này của Dương Tố Uyên, bạn sẽ cảm thấy đi Thái Lan cũng không quá khó:

Nhiều người cứ nghĩ, đi du lịch Thái Lan là phải biết tiếng Anh hoặc tiếng Thái. Nhưng nhiều người chẳng biết chút gì cũng vẫn có thể đi Thái như ai.

Theo Uyên tâm sự thì “đây là lần đầu xuất ngoại của 2 con tiếng Anh tập toẹ. Tưởng không dễ ai ngờ dễ không tưởng”.

Cụ thể, các khoản chi tiêu và lịch trình ăn chơi, quậy tung đất Thái của 2 cô gái như sau:

Đầu tiên là bạn nghiên cứu book vé máy bay giá rẻ nhất có thể

Đầu tiên, khoản không thể thiếu là vé máy bay. Vậy nên mua của hãng nào, ở đâu? Uyên cho biết: “Em book trước 1 tháng với giá vé là 2.250K vé khứ hồi của Thai Lion, bao gồm 7kg xách tay và 20kg hành lý kí gửi của mỗi người. Bay giờ đẹp”. Nếu săn vé vào các tháng mùa mưa thì rất rẻ, mời xem thêm tại: https://du-lich.net/di-thai-lan-mua-nao-dep/

Về việc làm thủ tục nhập cảnh vào Thái Lan, vì không cần phải visa nên chỉ cần có hộ chiếu là xong. Cái này thì trên mạng cũng đã review khá nhiều, chỉ cần ngâm cứu một chút là cảm thấy rất dễ dàng, đơn giản như đan rổ!

Khi lên máy bay, tiếp viên sẽ phát cho mỗi hành khách 1 tờ khai nhập cảnh. Tuy nhiên, có chỗ tiếp viên không phát mà có để sẵn một xấp lúc bước vào khoang, bạn nhớ nhận lấy để còn làm thủ tục nhập cảnh vào Thái Lan nhé.

Khi xuống sân bay, mọi người cần điện vào các mục theo yêu cầu. Kinh nghiệm là nên thủ sẵn 1 cây bút bi để điền cho nhanh. Nếu mọi người sợ không biết điền gì, điền như thế nào thì inbox em gửi mẫu trước cho tham khảo.

Bọc passport mua chợ Chatuchak. Mặc cả gãy lưỡi còn 60bath (45k/cái) free 1 charm + bảng tên Thêm charm thêm tiền.
Bọc passport mua chợ Chatuchak. Mặc cả gãy lưỡi còn 60 Bath (45.000 đồng/cái) free 1 charm + bảng tên Thêm charm thêm tiền.

Uyên chia sẻ: “Vì hộ chiếu trắng nên em cũng lo bị hải quan hỏi đến $. Nhưng cứ tự tin, cười tươi hết sức, không phải căng thẳng”. Quan trọng là thần thái nhé. Em qua nhanh gọn, hải quan còn trêu “nhìn xinh” với nhìn trẻ quá

Chắc em hên nhưng mọi người vẫn nên chuẩn bị ít nhất 20.000 Bath hoặc 700$ để nếu đen có bị người ta hỏi đến. Em nge có mấy vụ không đủ $ không được nhập cảnh rồi ạ

(Theo tìm hiểu của mình thì chuyện phải có đủ 700$ là có thật. Lý do là vì hải quan bên Thái Lan sợ người Việt đóng giả khách du lịch rồi qua đó trốn ở lại để lao động chui, không chịu về nước.

Vì vậy, họ bắt phải chứng minh có mang theo tiền đi du lịch mới cho qua. Mà không phải ai cũng bị hải quan làm khó. Chắc bạn xấu zai mới bị chăng?)

Book ngay hostel hoặc khách sạn ở thủ đô Bangkok trước khi chuẩn bị lên đường

Sau khi lo đặt xong vé máy bay thì cái thứ 2 cần phải đặt ngay khi còn ở bên Việt Nam là khách sạn tại Thái Lan.

Hinh anh khach san Top High Airport Link Hotel Thai Lan (2)
Top High Airport Link Hotel – Thai Lan

Về khách sạn thì theo Uyên, phải nói là “cực kỳ ưng ý luôn anh chị ợ”. Em book cái Top High Airport Link Hotel ở khu Pratunam với giá book là 900.000 đồng/người 3 đêm. Rẻ hơn cả khách sạn ở Việt Nam mà em đã ở.

Địa chỉ: 33 Soi Phetchaburi 11, Khwaeng Thanon Phaya Thai, Khet Ratchathewi, Krung Thep Maha Nakhon 10400, Thái Lan

Tại sao lại ở khu Pratunam? Bởi vì đây là một khu trung tâm của thủ đô Bangkok, nơi có cái chợ Pratunam rất nổi tiếng của Thái Lan. Đây là thiên đường để cho người Việt lẫn người Thái tới buôn bán, mua sắm quần áo các loại, cả sỉ và lẻ, giá rẻ thôi rồi (xem thêm trên wikipedia)

Lý do khách du lịch Việt qua Bangkok ở nhiều tại khu Pratunam vì dù bạn đáp xuống sân bay Suvarnabhumi hay sân bay Don Muang thì khi đi vào trung tâm thủ đô Bangkok, kiểu gì cũng sẽ đi qua khu Pratunam. Ở phía Tây của khu có rất nhiều trạm BTS (tàu điện) và xe bus.

Từ khu Pratunam nếu đi ra các trung tâm mua sắm nổi tiếng nhất Bangkok rất là gần. Trong đó có chợ bán sỉ hàng thời trang Pratunam và các trung tâm: Platinum, Central World, Siam Pragon, Big C và Palladium, Shibuya 19, MBK. Ví dụ, từ Pratunam, chỉ cần đi bộ khoảng 1,5km là tới MBK

Review khach san Top High Airport Link Hotel Thai Lan (1)
Review khách sạn Top High Airport Link Hotel ở Bangkok Thai Lan
Hinh anh khach san Top High Airport Link Hotel Thai Lan (3)
Hình ảnh khách sạn Top High Airport Link Hotel Thai Lan – cũng đáng đồng tiền

Review một chút về thằng Top High Airport Link Hotel cho mọi người tham khảo: Khách sạn mới, phòng sạch đẹp thoải mái. Nhân viên thân thiện lại còn đẹp trai

Nếu bạn nhìn trên bản đồ Google Map bên dưới, bạn sẽ thấy cái khách sạn này chỉ nằm cách chợ Pratunam có 750m đi bộ mất chừng 10 phút, rất chi gần.

Đáng nói là khách sạn cách BTS Phaya Thai mấy bước chân. Rất rất rất tiện cho ai chọn BTS làm phương tiện di chuyển chính (như tụi em).

Nếu anh chị muốn đi ra BTS, cái khách sạn Top High Airport Link Hotel sẽ có xe tuk tuk đưa ra tận nơi. Lúc xuống BTS lại có tuk tuk ra đón về, haha!

Ai xuống ở sân bay Suvarnabhumi sẽ có hệ thống xe Airport RailLink đưa về thẳng khách sạn. Tiết kiệm được khối tiền taxi. Còn nếu ai xuống ở Don Mueang như em muốn tiết kiệm thì có thể đi xe bus nha.

Sau khi làm thủ tục nhập cảnh Thái xong, mọi người ra cửa số 6, lên xe bus A2 về trạm Victory Monument (giá vé là 30 Bath) rồi sau đó lại đi BTS về Phaya Thai trong 1 nốt nhạc.

Để có chỗ ở tốt, không bị hết phòng, anh chị cứ book luôn 1 suất tại cái thằng Top High Airport Link Hotel. Đây là link để booking khách sạn này nếu anh chị thích ở đây như em

Phương tiện di chuyển trên đất Thái

Ăn uống ở Thái thì rẻ thối ra, nên tốn nhất đối với em vẫn là khoản đi lại. Như trên đã chia sẻ, em chủ yếu đi BTS. Còn BTS là cái gì, chắc mọi người đã biết. Nó là hệ thống tàu điện, được gọi tắt là BTS.

Hầu như khách du lịch Việt Nam sang Thái đều đi BTS vì siêu rẻ, tiện, nhanh, lại không sợ tắc đường.

Ai chưa đi bao không còn sợ nhé. Đi một lần là thạo ngay. Cứ nhìn người đi trước mua vé thế nào thì mình làm theo y hệt. Hoặc hỏi dân Thái họ chỉ tường tận lắm, chỉ mình từng bước. Thiếu nước bế em lên tàu điện

Đi BTS tại Bangkok
Đi BTS tại Bangkok

Kinh nghiệm đi BTS là trước khi di chuyển, mọi người thử google xem địa điểm mình muốn đến là nằm gần trạm BTS nào. Sau đó thì lên BTS để tới đó, rồi đi bộ chút là đến. Muốn tiết kiệm thì phải chịu khó đi bộ nhé

Và để đi bộ được nhiều thì phải sắm 1 đôi giày tử tế để đi bộ nếu mọi người chọn BTS làm phương tiện di chuyển chính. Ngày nào em về xem lại app cũng thấy hôm nay mình đã đi bộ tới 10-12km ạ. Hú hồn!

BTS sẽ là phương tiện di chuyển chính khi bạn đặt chân tới Bangkok
BTS sẽ là phương tiện di chuyển chính khi bạn đặt chân tới Bangkok

Ngoài BTS ra thì thi thoảng cũng phải đi các phương tiện khác, tương tự taxi. Và để đi được thì cần chuẩn bị một số thứ sau:

Line Man: sau khi lắp sim Thái xong, mọi người cài cái app “Line”. Rồi cài tiếp app “Line Man”. Sang đó hẵng down app này về smartphone, tránh bị lag. Line Man bên đó tương tự Grab bên mình ạ.

Cách sử dụng: Nhập mã TAXIFIRST100 giảm ngay 100 Bath, mã dùg được 1 lần/máy. Nhập mã BETTER giảm 75 Bath, dùng được 2 lần/máy

Đi “Line Man” gặp toàn tài xế tốt bụng thôi. Giữa ngã tư, em không tìm thấy xe. Chú tài chờ 10-15 phút mà không gắt, không giục. Mãi sau đưa điện thoại cho 1 người Thái nhờ nói chuyện mới tìm được xe đang đợi

Bên này có cả Grab và taxi như Việt Nam mình nhưng em đi 1-2 lần thôi. Em vẫn chuộng BTS và đi bộ. Còn xe tuk tuk thì sợ vãi… nhưng mà phê. Thôi thì đến Thái nên thử 1 lần cho biết

Nếu anh chị đi tuk tuk thì kinh nghiệm của em là trả giá xuống một nửa. Anh tuk tuk đẹp trai báo 200 Bath. Em mặc cả xuống 100 Bath. Trả giá 1 hồi em dỗi và quyết định 80 Bath mới đi. Ok lên xe!

Ở đây mặc cả không bị chửi nên mạnh dạn lên chị em (hoặc bị chửi nhưng em nghe không hiểu)

Các địa điểm nên đi check – in, mua sắm, ăn uống vặt tại Bangkok. Ai đi BTS có thể tham khảo trạm xuống

Hành trình của em chủ yếu là đi bằng BTS nên em ngâm cứu các địa điểm tiện BTS, cụ thể như sau:

Đi BTS Mochit tới chợ Chatuchak

Chợ siêu rộng, đủ các loại mặt hàng đồ linh tinh trong này. Vào đây em mua đồ ăn vặt, bọc passport, xà phòng thơm treo phòng…

Sinh tố xoài chợ Chatuchak. 50 bath/cốc (35k) Xa xa là anh bán kebap lạnh lùng. Hỏi gì cũng nhất định k hé răng nói nửa lời Ksao vì cái bánh mì ngon e sẽ tha thứ tất cả
Sinh tố xoài chợ Chatuchak. Giá 50 Bath/cốc (35K). Xa xa là anh bán kebap lạnh lùng. Hỏi gì cũng nhất định không hé răng nói nửa lời. Không sao, vì cái bánh mì ngon em sẽ tha thứ cho tất cả

Mấy thứ đồ trang trí nhà cửa, phụ kiện, trang sức, đồ gốm sứ… cũng bán tràn lan. Mẫu mã độc lạ mà rẻ. Mọi người mặc cả mạnh vào, không biết mặc cả bằng tiếng Anh, cứ ấn giá mình đề nghị vào thoại, giơ ra cho người ta xem.

Đi BTS Ratchathewi tới chợ Platinum Mall, siêu thị Big C Extra

Ối dồi ôi vào Platinum mà mua quần áo chị em nhé. Toàn mẫu đẹp, rẻ. Hotgirl VN toàn lấy hàng ở đây thôi. Mua 3 thứ được giá sỉ. Điều hoà mát rượi, không phải lo chen chúc như bên chợ Chatuchak

Còn ở siêu thị Big C thì vào mua đồ ăn mệt nghỉ. Thề là em mua mất 500K tiền đồ ăn vặt hic. Mực khô, milo cube, mì tôm Thái, bim bim Thái, me sấy… gì cũng có mà rẻ bằg 1/3 ở Việt Nam

Ai mua quá nhiều đồ như em thì ở Big C có cho luôn cái hộp carton miễn phí. Mọi người đóng vào hộp khuân về cho dễ. Nhớ cầm passport theo vì bill trên 2.000 Bath sẽ được làm thủ tục hoàn thuế (em nói cuối bài)

Từ BTS Siam đi trung tâm thương mại Siam Centre – Central World

Trc khu Siam. Đườg phố kiểu Hàn Cuốc =)) sống ảo dc mọi góc. I like
Trc khu Siam. Đường phố kiểu Hàn Cuốc, sống ảo được mọi góc. I like
Tổ hợp tt mua sắm Siam Center, Siam Pragon xịn sò. Đủ các brand lớn trong này K có xiền nên e chỉ vào ngắm hoiii
Tổ hợp trung tâm mua sắm Siam Center, Siam Pragon xịn sò. Đủ các brand lớn trong này. Không có xiền nên em chỉ vào ngắm hoiii

Đây là tổ hợp trung tâm mua sắm lớn ở Bangkok. Em vào đây ngắm và ăn mấy quán linh tinh chứ không có mua được gì vì hổng có $ ahihi. Mấy brand như Zara, HM… ở đây cũng có nhưng khuyên thật lòng chị em về nước order rẻ hơn

Từ BTS Asok đi chợ Terminal 21

Trung tâm thương mại Terminal 21 ở Bangkok (Thái Lan)
Trung tâm thương mại Terminal 21 ở Bangkok (Thái Lan)

Mỗi tầng Terminal thiết kế theo phong cách 1 thành phố lớn trên thế giới. Nhà vệ sinh cũng thiết kế kiểu quý tộc, đứng trong WC cũng sống ảo được nữa

Mọi người ghé tầng 5 để ăn đồ food court siêu rẻ nha. Cơm vịt quay, pad Thái, xôi xoài… Vô số đồ ăn Thái mà em không biết tên. Ăn bét nhè mà mất tầm 100-150 Bath thôi hic

Các món ăn vặt, món ngon tại Bangkok – Thái mà em đã thử

Hong Bao ở tầng 5 Central Embassy. Em gọi các món trong hình mất 1.000 Bath. Bánh bao kim sa ngon ám ảnh luôn. Về đến VN rồi vẫn nhung nhớ

Hong Bao ??‍♀️ Bữa ăn ngốn của 2 đứa 1000 bath (hơn 700k) Đi ăn 3 người là vừa. 2 ng ăn k hết lun
Hong Bao. Bữa ăn ngốn của 2 đứa 1.000 Bath (hơn 700K). Đi ăn 3 người là vừa, 2 người ăn không hết lun

Trà sữa Koi: best best best đối với các tín đồ “tà thữa” như em. Em uống ở Siam One. Hình như còn chi nhánh ở tầg 3 Central World mọi người gần có thể ghé

Trà sữa Koi, đỉnh vãi
Trà sữa Koi, đỉnh vãi

Roast: tầng 5 The Commons (gần BTS Thong Lor). Cái waffle dâu tây ngon dã man ạ. Nước dâu tây thì mọi người không nên gọi. Không hiểu sao em uống thấy giống vị nôn. The Commons này cũng là tổ hợp các quán ăn uống đẹp, view đẹp sang chảnh để check in.

After You: mọi người khen thần thánh. Riêng em lại thấy bình thường. Có thể do gọi không đúng vị, thấy hơi ngọt quá

Mọi người nên ghé 7 Eleven mua bánh chuối, kẹo dưa hấu, bánh sandwich ở đó. Sandwich ngon lắm ạ. Hận không thể mua cả 1 vali về VN. Ở 7 Eleven có cả cơm đóng hộp sẵn. Rẻ lắm. Mọi người không đam mê sang chảnh thì vào đây ăn trưa ăn tối, bảo nhân viên quay lên cho nóng rồi măm thôi

Hamberger ở 7 Eleven. 29bath/cái (khoảng 20k) Ngon lắmmmmm. Bảo nvien quay nóg lên cho nhé
Hamberger ở 7 Eleven. Giá 29 bath/cái (khoảng 20K). Ngon lắmmmmm. Bảo nhân viên quay nóng lên cho nhé

Xôi xoài sân bay: chỉ 1 từ thôi. Tuyệt vời‼️

Đồ ăn vỉa hè siêu nhiều. Nhìn gì cũng muốn ăn. Giá từ 10 Bath

Bổ sung thêm chút kinh nghiệm mua đồ hoàn thuế ở Bangkok

Ai mua sắm trên 2.000 Bath tại trung tâm thương mại, ví dụ như tại Big C thì ra quầy information customer xin tờ hoàn thuế nha.

Khi ra sân bay thì vào luôn quầy VAT Refund lấy dấu mộc. Sau khi làm thủ tục xuất cảnh, qua cửa hải quan mọi người sẽ thấy có quầy VAT Refund nữa. Vào đó chìa giấy nhận $ là xong.

Trước khi sang cũng sợ đất nước du lịch thì sẽ nhiều trộm cắp, lừa đảo. Sang rồi mới biết hầu hết dân Thái rất lành, thân thiện, nhiệt tình.

xCửa nhà dân Thái. Đứng lại chụp choẹt tí thì chủ nhà ra mở cửa. Làm chạy sml
xCửa nhà dân Thái. Đứng lại chụp choẹt tí thì chủ nhà ra mở cửa. Làm chạy sml

Mọi người sang không hiểu hoặc muốn hỏi gì cứ túm người đi đường lại hỏi. Người ta chỉ tận tình lắm. E gọi taxi mà người ta còn đứng lại mặc cả giúp cho. Hỏi đường thì người ta dẫn đến tận nơi luôn.

Người bán hàng và taxi ở đây còn biết nói cả tiếng Việt. Người Việt sang đây cũng khá nhiều nên mọi người không lo nhé. Thủ sẵn Google Maps là sẽ sống sót.

Sim điện thoại để liên lạc: em mua trước từ Việt Nam rồi mang qua Thái xài tẹt ga. Mạng 4G siêu nhanh, có sẵn 100 Bath trong tài khoản để gọi trong trường hợp khẩn. Kèm que chọc sim luôn.

Còn tiền $ và Bath Thái thì ra phố Hà Trung để đổi. Đi đâu cũng cần có sẵn tiền để còn tiêu xài, phòng thân. Em đem tiền Việt ra nhà Thịnh Quang ở phố Hà Trung – Hà Nội đổi với tỉ giá 725. Hình như hôm nay tỉ giá xuống 721 rồi. Bên cạnh tiền Bath thì nên mang theo một ít dollars phòng thân. Cần lưu ý, “không nên mang tiền Việt sang Thái đổi tỉ giá rất thấp”. Em mang 13.000 Bath sang tưởng nhiều mà hết sạch, vét đến đồng cuối cùng

Sau cả chuyến đi với lịch trình 4 ngày 3 đêm ăn chơi tẹt ga kín mít, tổng “thiệt hại” là hơn 4.6 triệu đồng (bao gồm các khoản chi như vé máy bay, tiền book khách sạn, chi phí tàu xe đi lại, ăn uống).

Theo Uyên, số trên là chưa bao gồm tiền mua sắm áo quần, son phấn + quà cáp. “Khuyên chị em nên mang nhiều $ vì mua đồ bên í bon tay lắm” – Uyên chia sẻ.

Từ khóa: Nên ở khách sạn nào gần chợ Pratunam, Central World, Platinum, BigC (Bangkok)review kinh nghiệm đi du lịch, mua sắm, ăn uống, các món ăn ngon, ăn vặt tại thủ đô Bangkok – Thái Lan, những thứ nên thử, khu chợ nổi tiếng, khách sạn nên ở

3 comments

  1. uống giống vị nôn, chắc cái ly em bé nào nôn bố mẹ nó hứng vào, tụi nó xúc rùi bán cho khách chứ ai rửa kỹ đâu. haha

  2. Có vẻ nhiều người đặt phòng tại cái khách sạn Top Hight Airport Link Thái Lan này thế nhỉ?

Để lại 1 comment nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *