Cổng trời Sapa ở đâu – hình ảnh nơi tôi vừa tới

Posted by
Đi lên cổng trời Sapa
Đi lên cổng trời Sapa bằng xe máy

Đi Sapa mà chưa lên tới cổng trời Sapa ngắm mây cũng như toàn cảnh đèo Ô Quy Hồ thì chưa phải đã đi khắp các địa điểm du lịch tại Sapa đâu.

Bài viết này gồm 3 trang, sẽ chia sẻ cho bạn những nội dung quan trọng gồm kinh nghiệm du lịch Sapa, từ TT Sapa đi lên cổng trời bao nhiêu cây số, nên đi bằng cung đường nào, xe máy có lên được không, các hình ảnh về đường sá… để bạn tiện theo dõi.

Trước tiên, hãy xem qua bản đồ vị trí của cổng trời Sapa:

Vậy cổng trời Sapa ở đâu?

Khi tôi đi lên cao nguyên đá Hà Giang, tôi liên tục nghe và gặp các “cổng trời”. Nhưng thật lạ kỳ, khi lên Sapa tôi cũng được mọi người rủ đi chơi tại cổng trời Sapa. Và đây là lần đầu tiên tôi đi tìm hiểu xem cái cổng trời Sapa nằm ở đâu?

Cổng trời Sapa là đèo Ô Quy Hồ - còn gọi là đèo Hoàng Liên
Cổng trời Sapa là đèo Ô Quy Hồ – còn gọi là đèo Hoàng Liên

Hóa ra, nó chính là cái đèo Ô Quý Hồ nằm trên QL 4D nối từ Lào Cai sang tỉnh Lai Châu. Đây chính là nơi thường có băng tuyết xuất hiện mỗi khi nhiệt độ miền Bắc xuống thấp.

Cách đi rất dễ và đơn giản. Chỉ cần có 1 cái xe máy là đi ngay. Lộ trình của nó như sau: Từ TP Lào Cai bạn đi lên tới Tt. Sapa, trung tâm của khu du lịch Sapa (↵) theo QL 4D rồi sau 1-2 ngày vui chơi khám phá Sapa, bạn tiếp tục đi theo QL 4D lên đèo Ô Quy Hồ (cùng hướng với cung đường đi Thác Bạc và Trạm Tôn, nơi có Thác Tình Yêu Sapa). Mở ngoặc nói thêm là nếu bạn đi sang bên Y Tý thì cũng đi lên tới đèo Ô Quy Hồ rồi rẽ phải sang, xem bài viết này: https://du-lich.net/y-ty/

Tuyết phủ trên cổng trời Sapa
Tuyết phủ trên cổng trời Sapa vào mùa Đông

Sau nhiều lần đi Sapa và qua lại Ô Quy Hồ, tôi nhận ra rằng tên thật của nó chính là đèo Ô Quy Hồ, tức là con đèo cao nhất trên cung đường 4D và thậm chí nó còn được mệnh danh là 1 trong “tứ đại đèo” ở Việt Nam. Do nó hùng vỹ và đẹp nên người dân địa phương + khách du lịch đặt cho nó cái tên cổng trời Sapa. Vậy bây giờ bạn đã biết cổng trời Sapa nằm ở đâu rồi nhé.

Tôi xin mở ngoặc nói thêm, cổng trời Sapa cũng chính là đường đi từ TT Sapa lên Trạm Tôn (nơi có ban quản lý rừng quốc gia Hoàng Liên. Từ đây, bạn có thể tổ chức leo lên đỉnh Fansipan theo đường Trạm Tôn như khi chưa có cáp treo, các nhóm phượt vẫn tổ chức).

Cổng trời Sapa ở đâu
Cổng trời Sapa ở đâu
Một góc cổng trời Sapa
Một góc cổng trời Sapa chụp từ trên cao – đẹp khó tả, miễn chê nha

Và cũng có người gọi cổng trời Sapa – đèo Ô Quy Hồ là đèo Trạm Tôn. Nó nằm giữa đường phân thủy giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu.

Điểm đặc biệt là khi bạn đứng ở cổng trời Sapa, bạn có thể quan sát toàn bộ Tt Sapa ở xa. Gần đỉnh đèo có hai con thác nổi tiếng là Thác Tình Yêu Sapa và Thác Bạc Sapa.

Mây luồn trên cổng trời Sapa
Mây luồn trên cổng trời Sapa

Vào mùa khô, gió từ bên tỉnh Lai Châu thổi vào dãy Hoàng Liên Sơn lọt qua khe Ô Quy Hồ rất nóng. Nhưng vào mùa rét (tháng 12-1-2) thì đây là nơi có tuyết đầu tiên như đã nói ở trên. Có năm tuyết rụng ở ngay Tt. Sapa nhưng có năm phải đi xe lên đèo Ô Quy Hồ – cổng trời Sapa mới nhìn được tuyết.

Từ Tt Sapa đi cổng trời Sapa (đèo Ô Quy Hồ) bao nhiêu km?

Từ Tt Sapa bạn cứ đi về phía thác Bạc và trạm kiểm lâm Trạm Tôn khoảng 12km là tới Thác Bạc. Thác Bạc nằm ở chân đèo thuộc phía Sapa. Từ đây đi lên vài km nữa là tới đỉnh đèo – nơi gọi Đèo Ô Quy Hồ – cổng trời Sapa.

Cổng trời Sapa ở đâu
Cổng trời Sapa ở đâu

Đèo Ô Quy Hồ dài gần 50km với một phần ba nằm phía Lào Cai, hai phần ba còn lại thuộc đất Lai Châu, kết thúc tại ngã ba huyện Tam Đường. Đây có lẽ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, với chiều dài lên tới gần 50km dài hơn cả đèo Pha Đin (dài 32km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần 40km, thuộc Yên Bái). Đèo Ô Quy Hồ nằm ở độ cao 2.073m, quanh năm mây phủ.

Cổng trời Sapa ở đâu
Cổng trời Sapa ở đâu

Trên đỉnh đèo mùa Đông lạnh lắm. Có 1-2 quán nước, làm chén trà chỉ đủ ấm trong chốc lát. Nếu từ Tt Sapa, bạn có thể thuê xe máy để lên đây chụp ảnh. Vào mùa hè, có nắng thì cảnh rất đẹp, có mây luồn nữa. Mùa Đông sẽ chẳng thấy gì, mây mù từng đợt phủ kín.

Từ Sapa bạn có thể đi xe máy hoặc xe khách lên đèo Ô Quy Hồ rồi vòng sang Bình Lư về Yên Bái đi qua lối Mù Căng Chải ngắm lúa chín, khép lại vòng tròn du hí.

Cập nhật thêm

Nói về cổng trời Sapa, tôi xin lưu ý cho bạn một chút. Đó là ở Sapa có 2 địa chỉ đều được gọi là cổng trời. Cái thứ nhất thì chính là chỗ tôi vừa mô tả trong bài viết này. Còn cái cổng trời thứ hai, nó nằm trên núi Hàm Rồng, ngay phía sau nhà thờ đá, có nghĩa là ở trung tâm Tt Sapa.

Cái cổng trời ở núi Hàm Rồng chẳng có vẹo gì đẹp cả. Để muốn thưởng thức vẻ đẹp đúng nghĩa, bạn phải mò lên đỉnh Ô Quy Hồ như tôi hướng dẫn ở trên.

Trước đây thì ở đỉnh đèo chỉ có dăm hàng nước chè nóng bán cho tài xế qua đường. Nhưng bây giờ ở trên đó đã có cả quán cafe, rồi các hàng bán ngô nướng, thịt hoặc trứng nướng nữa. Và như bức ảnh bên dưới, hàng ngày có rất đông nhóm bạn trẻ kéo lên để chụp ảnh trên các chòi làm phía sau các quán nước, quán bán đồ nướng. Ngồi trên chòi ngắm hoàng hôn, chụp ảnh tung lên FB thì siêu ảo!

Uống cafe ngắm hoàng hôn ở cổng trời Sapa
Uống trà ngắm hoàng hôn ở cổng trời Sapa

Nói thêm về cách đi lên cổng trời Sapa. Trước đây thì chỉ có mỗi con đường 4D như ở trên tôi hướng dẫn. Nhưng hiện nay bạn có thêm một lối nữa rất tiện lợi khi bạn đi cáp treo lên đỉnh Fansipan. Đó là từ trung tâm Tt Sapa, bạn đi thẳng xuống nhà ga cáp treo (mua vé lên tham quan đỉnh Fansipan). Sau khi quay xuống, bạn đi thẳng sang khu Thác Bạc (bằng đường tắt chứ không phải bằng quốc lộ 4D nữa – từ nhà ga cáp treo sang Thác Bạc là 6km).

Tham quan Thác Bạc, chụp ảnh xong thì đi thêm 2km nữa lên Trạm Tôn (vào tham quan Suối Vàng – Thác Tình Yêu nếu muốn). Từ cổng Trạm Tôn, đi tiếp 4-5km theo quốc lộ 4D là lên đỉnh đèo Ô Quy Hồ. Tới đây thì ngắm cảnh, chụp ảnh, uống cafe, ăn trứng nướng và ngắm hoàng hôn cho chán rồi về.

Hoàng hôn ở đèo Ô Quy Hồ cực đẹp
Hoàng hôn ở đèo Ô Quy Hồ cực đẹp

Như vậy, bạn có thể thực hiện 1 vòng khép kín trong vòng 1 ngày ăn chơi: sáng đi lên đỉnh Fansipan, chơi chán thì xuống đi tiếp lên Thác Bạc – Thác Tình Yêu – Suối Vàng và cuối cùng là cổng trời Sapa. Nếu về sớm thì tranh thủ rẽ qua các vườn hoa để sống ảo, xem review này: https://du-lich.net/vuon-hoa-sapa/ vì chúng nằm trên cung đường bạn đi. Còn sớm nữa thì rẽ xuống bản Cát Cát hoặc để sang ngày hôm sau.

Từ khóa: địa chỉ, cách đi tới cổng trời Sapa ở đâu, có xa không, có taxi hoặc xe khách đi qua, đi xe máy có nguy hiểm không, hình ảnh và cảnh đẹp